Oligosaccharide là gì và các ứng dụng trong đời sống

Oligosaccharide là gì, được cấu tạo như thế nào và thường được ứng dụng vào lĩnh vực nào trong cuộc sống? Cùng Hanayuki lần lượt giải đáp các thắc mắc thông qua nội dung sau.

Contents

Oligosaccharide là gì ?

Oligosaccharides
Oligosaccharides là gì

Oligosaccharide là một loại polymer carbohydrate có chứa đường đơn được phát hiện tại vị trí màng plasma của các tế bào động vật. Trên thực tế, mỗi Oligosaccharide còn có từ 3 đến 10 monosaccharide được kết nối với nhau thông qua liên kết O-glycosidic với phản ứng ngưng tụ giữa cacbon anome của monosaccarit này và một cacbon khác.

Ngoài ra, các thành phần này cũng có thể hình thành liên kết N-glycosidic trong điều kiện môi trường nhất định. Trong đó, số lượng thành phần đường khử tối thiểu ít hơn tổng số đường đơn một phân tử. Tóm lại, Oligosaccharide sẽ được tìm thấy dưới hai dạng khác nhau là liên kết O- hoặc ‘N có khả năng tương thích với axit amin phụ chuối protein hay những gốc lipid.

Đặc điểm Oligosaccharide là gì ?

Disaccharide là Oligosaccharide quan trọng

Theo nghiên cứu về Oligosaccharide, Oligosaccharide là gì ? và có vai trò chủ đạo chính là những Disaccharide. Theo đó, đặc điểm tính khử của Disaccharide sẽ dựa trên cách thức liên kết Glucoside. Cụ thể, nếu nhóm OH Glucoside thuộc đường đơn đầu tiên kết hợp cùng nhóm OH Alcol của đường đơn kế tiếp, khi đó sẽ cho ra đường đôi có tính khử nguyên nhân bởi vẫn còn có một nhóm OH Glucoside tự do. Nhưng khi nhóm OH Glucoside của đường đơn đầu tiên kết hợp cùng nhóm OH Glucoside của đường đơn kế tiếp, sự kết hợp này sẽ không có tính khử như trước đó bởi nhóm OH Glucoside tự do đã mất đi.

Oligosaccharide là gì và có thể tạo thành polysaccharide không?

Oligosaccharide có thể tạo thành polysaccharide

Một điểm đặc biệt khác là Oligosaccharide có khả năng hình thành những polysaccharide với điều kiện có sự kết nối của các cacbon anome ngay cuối phân tử với nhóm hyroxyl của phân tử oligosaccharide bên cạnh. Nhờ vào hai loại liên kết chính là O-glycosidic và liên kết N-glycosidic, oligosaccharide sẽ có điều kiện tạo ra những phản ứng  với lipid để cho ra lipopolysaccharid hoặc saccharolipid.

Ngoài ra, những Oligosaccharide khi liên kết với N cũng có thể phát sinh những phản ứng với chuỗi bên của gốc axit amin. Trong đó phải nhắc đến chuối Asparagine (từ protein) và cho ra Glycoprotein. Nhưng Glycoprotein được tạo thành sẽ không thuộc một vị trí ngẫu nhiên trên protein mà nằm trên phân tử đường dư theo thứ tự sau: Asn-X-Ser hoặc Asn-X-Thr.

Những loại Oligosaccharide là gì và ứng dụng phổ biến

Maltose

Maltose theo hóa học được ghi dưới dạng công thức là C12H22O11, đây là một Disaccharide được hình thành bởi 2 gốc α D – glucosepiranose. Chúng có sự kết nối với nhau thông qua liên kết 1,4 – Glucoside. Ngoài ra, đặc điểm của Maltose  là có tính khử và có thể tạo thành Osazone.

Trong cuộc sống, Maltose được tìm thấy nhiều trong thành phần của mạch nha, chúng được sản xuất dựa theo những phản ứng thủy phân tinh bột ß – Amylase. Người ta sử dụng Maltose phổ biến trong ngành chế biến bánh kẹo, giúp mang đến vị ngọt thanh, cấu trúc mềm dẻo và tránh tình trạng tái kết dính tinh đường.

Đường lactose

Lactose có công thức phân tử là C12H22O11 là loại Disaccharide được tạo thành từ sự kết hợp của phân tử ß D – Galactose và phân tử D – glucose. Sự liên kết chủ yếu nhờ vào phân tử glucose (thể α hoặc ß), 1,4 – Glucoside. So với Maltose, Lactose cũng có tính khử tương tự do chứa một nhóm OH Glucoside trong công thức cấu tạo.

Lactose được phân vào nhóm đường ít ngọt, thường có trong hầu hết những sản phẩm sữa và được gọi với tên phổ thông là đường sữa. Khi Lactose vào cơ thể sẽ bị hấp thu bằng các Enzyme Lactase, so với Saccharose, Lactose được đánh giá khó bị thủy phân hơn trong môi trường acid.

Sucrose

Saccharose cũng có công thức là C12H22O11 được tạo thành từ sự kết hợp giữa phân tử α D – glucose và phân tử ß D – fructose thông qua 2 nhóm OH Glucoside của chính chúng tại vị trí 1 và 2. Như vậy, phân loại này của Oligosaccharides sẽ không mang tính khử như hai loại trước. Trong thực tế, saccharose chứa nhiều trong các loại thực vật như củ cải đường, mía cây, thốt nốt cũng như nhiều loại trái cây. Saccharose rất dễ bị thủy phân cho ra Glucose và Fructose nhờ vào sự hoạt động của các Enzyme invertase hay acid trong điều kiện có xúc tác nhiệt độ cao.

Sản phẩm Hana Soft & Silk chứa Oligosaccharide

Hana Soft & Silk chứa thành phần Oligosaccharides có khả năng cân bằng môi trường pH âm đạo, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm gây hại cho vùng kín. Đây là thành phần mới được đưa vào sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ mà những sản phẩm thông thường chưa được sử dụng. Với công thức sản xuất độc quyền, được cấp chứng nhận an toàn và cho phép lưu hành từ Bộ y tế, sản phẩm còn bao gồm nhiều hoạt chất tự nhiên, lành tính và hiệu quả khác.

 

 

Hana Soft & Silk với thành phần PEG 75 Lanolin
Hana Soft & Silk với thành phần PEG 75 Lanolin

=> Mua sản phẩm nước rửa âm đạo hiệu quả

Trong đó có thành phần muối tinh khiết làm tăng tính diệt khuẩn, sát trùng cho vùng kín giúp vùng kín sạch sẽ, mà không tạo cảm giác khô ngứa. Ngoài ra, Hana soft & silk còn có acid lactic giúp duy trì cân bằng ẩm, cân bằng pH tự nhiên cho âm đạo. Với chiết xuất Lá Trầu Không giúp kháng khuẩn mạnh mẽ cùng chiết xuất Lô Hội dưỡng da mềm mịn càng làm gia tăng sự hài lòng cho pháo đẹp, giúp vùng kín an toàn, khỏe mạnh và sạch mầm bệnh.

Kết luận oligosaccharide là gì

Nói chung, sau khi tìm hiểu Oligosaccharide là gì có thể thấy rằng Oligosaccharide là hoạt chất phổ biến, có nhiều trong các loại thực vật và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Hy vọng những thông tin Hanayuki vừa chia sẻ mang đến thông tin bổ ích cho bạn đọc.

+ Những Bài Tham khảo Thêm :

PEG 75 Lanolin là gì ? và tác dụng như nào?

Chiết xuất lá trầu không có tác dụng gì?

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Nhà Phân Phối Hanayuki Tuyết Như (Team Tuyết Như Hanayuki)
  • Địa chỉ: 384 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
  • Điện Thoại: 0909.116.270 ( Tuyết Như )

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *